Chiến lược SEO website bền vững theo mô hình kim tự tháp 

Để thực hiện chiến dịch SEO hiệu quả, an toàn, bạn có thể áp dụng các yếu tố cơ bản trong mô hình kim tự tháp sau đây, bất kể sự thay đổi thuật toán của Google.

Có lẽ bạn đã ít nhiều biết tới tháp nhu cầu của Maslow. Tháp gồm 5 cấp bậc, đại diện cho những nhu cầu từ cơ bản nhất tới “cao cấp” nhất của chúng ta. Trong thang bậc nhu cầu này, nhu cầu thấp hơn được thỏa mãn sẽ làm cơ sở để nhu cầu ở cấp bậc cao hơn xuất hiện.

Tuy vậy, bạn đã bao giờ nghe nói đến chiến lược SEO theo mô hình kim tự tháp chưa? 

Mô hình kim tự tháp trong SEO được đề xuất bởi Rand Fishkin - nhà sáng lập công ty chuyên phát triển phần mềm SEO Moz.

Các yếu tố trong SEO Pyramid gồm những gì? Chúng ảnh hưởng như thế nào tới thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm? Bạn sẽ tìm ra đáp án cho các câu hỏi trên sau khi đọc bài viết này. 

Chiến lược SEO website bền vững theo mô hình kim tự tháp

SEO Pyramid - Chiến lược SEO theo mô hình kim tự tháp

Chiến lược SEO theo mô hình kim tự tháp 

Mô hình kim tự tháp cho chiến dịch SEO hiệu quả được cấu tạo từ 4 phạm trù. Các phạm trù này gắn liền nhau, bổ sung cho nhau, để tạo thành một quá trình thực hiện SEO hoàn chỉnh và tạo ra kết quả ưu việt.

Trong SEO Pyramid, 4 yếu tố được phân tầng dựa theo mức độ quan trọng của chúng. Vậy nên, tầng đáy chính là phần quan trọng nhất. Và ngược lại, phần đỉnh tháp ít quan trọng hơn so với các cấp bậc còn lại.

Hãy bắt đầu với phần đáy của mô hình SEO Pyramid. Chẳng hề bất ngờ khi yếu tố này chính là: 

A. Nội dung chất lượng, dễ tiếp cận 

Nội dung chất lượng cao giúp bạn thu hút tương tác từ nhiều người dùng.

Bạn cần xây dựng nội dung và cấu trúc website chuẩn SEO song song với nhau. 

Cấu trúc website tốt mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng. Một phần nhờ đó, website của bạn sẽ được xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm (SERP).

Nguyên tắc vàng bạn không được bỏ qua khi muốn tạo cấu trúc website có lợi cho SEO là gì?

Đó là: có ít nhất 4 danh mục cho nội dung. Và mỗi danh mục có ít nhất 4 bài viết. Ngoài ra, đừng quên gắn các danh mục trong thanh điều hướng của bạn.   

Kế tiếp, bạn cần đảm bảo các trang không có bất kỳ crawl error nào. Google Webmaster Tools có thể giúp bạn kiểm tra vấn đề này.

Ngay sau tầng đáy, bạn sẽ đến với:

B. Nghiên cứu từ khóa và tối ưu SEO Onpage

Bạn cũng cần hết sức cẩn thận trong quá trình nghiên cứu từ khóa SEO và thực hiện tối ưu website. 

Khi tìm từ khóa, hãy chắc chắn rằng các từ khóa của bạn hiện diện trong cả tiêu đề trang, thẻ tag, thẻ meta và đoạn mô tả.

Liên kết nội bộ (Internal link) cũng là một yếu tố thiết yếu. 

Bạn có khả năng đẩy thứ hạng từ khóa lên top hiệu quả với anchor text chứa từ khóa chính xác. 

Mặt khác, việc sử dụng linh hoạt các loại anchor text đa dạng có tác dụng hạn chế ảnh hưởng từ thuật toán của Google.

Hơn nữa, internal link còn giúp website của bạn “níu chân” người dùng lâu hơn, qua đó giảm tỷ lệ thoát trang.

Tầng kim tự tháp liền kề sẽ mở ra cho bạn những thách thức và cơ hội đầy lý thú:

C. Xây dựng liên kết, tối ưu SEO Offpage

Link building - Xây dựng liên kết là làm tăng số lượng liên kết trả về (hay còn gọi là backlink) cho website được SEO.

Quá trình này là cả một nghệ thuật trong nghề SEO. Từ khi Google cho ra đời thuật toán chống spam backlink, xây dựng liên kết ngày càng gây khó dễ cho các SEOer.  

Dù thế, bạn hãy kiên nhẫn, thà chậm mà chắc. Số lượng backlink quan trọng, nhưng chất lượng backlink càng quan trọng hơn nữa! 

Nhờ các backlink tốt, các công cụ tìm kiếm sẽ “cho điểm” uy tín website của bạn cao hơn.

Và cuối cùng, phần đỉnh của SEO Pyramid - dù ít quan trọng nhất, nhưng bạn cũng đừng lơ là yếu tố này nhé!

D. Tương tác trên mạng xã hội

Trong thời gian gần đây, các bộ máy tìm kiếm đã đưa mức độ tương tác trên mạng xã hội vào việc đánh giá thứ hạng website.

Vì lý do này, các mạng xã hội ngày càng được sử dụng thường xuyên trong các chiến dịch SEO.

Những tương tác của người dùng bao gồm các lượt thích, bình luận, retweet, repin, chia sẻ,... trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. Chẳng hạn: Facebook, Twitter, LinkedIn, Pinterest và Instagram,v.v.

Do vậy, hãy tạo điều kiện cho các độc giả dễ dàng chia sẻ nội dung của bạn bằng các nút chia sẻ mạng xã hội.

Mức độ tương tác với người dùng góp phần đem lại lượng traffic đáng kể cho website. Website càng có nhiều traffic, càng có cơ hội được xuất hiện ở thứ hạng cao trên trang nhất Google. 

Lời kết

Một chiến lược SEO website thành công là sự kết hợp chặt chẽ của nhiều yếu tố chất lượng. Thông qua mô hình SEO Pyramid này, hy vọng bạn đã biết rõ mình nên đầu tư vào những mảng nào trong chiến dịch SEO, và đầu tư ở mức độ nào để đạt hiệu quả tích cực nhất.

  • Tags bài viết:

  • SEO
  • Share on :

Có thể bạn cũng thích