Dùng Google Analytics đo lường hiệu quả của SEO như thế nào?
Dùng Google Analytics để phân tích, đánh giá sự thành bại của chiến dịch SEO, sẽ mang lại lợi ích cho kế hoạch tiếp thị và kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông thường, chúng ta thường dựa vào thứ hạng từ khóa nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình làm SEO. Nhưng bạn đã bao giờ đo lường mức độ thành công của SEO qua Google Analytics chưa?
Phân tích hiệu quả của SEO với Google Analytics - Bạn đã thử bao giờ chưa?
Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách dùng Google Analytics đo lường hiệu quả của SEO. Có khả năng bạn sẽ biết thêm thông tin hữu ích, mang lại hiệu quả cao cho việc làm SEO của mình!
Dùng Google Analytics để đo lường hiệu quả chiến dịch SEO
1. Phân đoạn tùy chỉnh (Custom segment)
Custom segment là tính năng chủ chốt của Google Analytics từ trước đến nay. Tính năng này thông dụng vì khả năng mở rộng các chi tiết của người dùng. Điều này có thể giúp ích cho nhà tiếp thị, nhà quản lý và/hoặc chủ doanh nghiệp.
Bạn chỉ cần kích hoạt bảng điều khiển SEO (SEO dashboard) của Google Analytics để theo dõi kết quả thực hiện SEO. Bảng điều khiển SEO trong Google Analytics hiển thị các báo cáo theo dõi dữ liệu từ nhiều nguồn và phương tiện khác nhau đối với trang web.
Báo cáo ấy sẽ cung cấp kết quả dưới nhiều dạng dữ liệu khác nhau, chẳng hạn:
- Thời điểm và khoảng thời gian người dùng truy cập vào trang web
- Cách người dùng lướt web từ trang đích cho đến khi thoát khỏi trang
- Thiết bị được sử dụng để đăng nhập vào trang web của bạn (máy tính để bàn, thiết bị di động hay máy tính bảng,...)
- Mục tiêu đạt được
Tất cả những câu hỏi này, khi nhìn từ một khía cạnh thì có vẻ rất cơ bản. Nhưng bạn hãy thử xem xét dưới nhiều góc độ khác. Thông thường, đáp án nằm trong những chi tiết sâu sắc nhất. Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể giúp bạn hiểu cặn kẽ hơn về sở thích và xu hướng của khách hàng.
2. Lưu lượng truy cập tự nhiên và vị trí xếp hạng từ khóa
Website cần nhiều lượng truy cập mỗi ngày. Nhưng không chỉ có thế. Lượng truy cập ấy phải đảm bảo đúng đối tượng mục tiêu và phù hợp với nội dung trên website.
Bất cứ ai muốn có mặt ở vị trí hàng đầu trên công cụ tìm kiếm Google đều biết quá trình này diễn ra rất chậm chạp.
SEO được nhận xét là phương pháp tiếp thị tốn nhiều thời gian nhất nhưng cũng hữu hiệu nhất. Cách duy nhất để lên top nhanh hơn trên Google là thông qua các từ khóa và cụm từ khóa đã được xếp hạng sẵn.
Lưu lượng tìm kiếm tự nhiên là lưu lượng truy cập đến trực tiếp từ tìm kiếm Google. Google Analytics cung cấp báo cáo chuyển đổi (acquisition report) từ nơi bạn có thể truy cập dữ liệu traffic.
Số liệu trong báo cáo chuyển đổi
Báo cáo chuyển đổi là giải pháp trực tiếp giúp bạn phân chia lưu lượng thành nhiều phân khúc.
Số liệu trong báo cáo chuyển đổi
Tiếp đó, nhấp chuột vào báo cáo tìm kiếm không phải trả tiền (organic search) để có kết quả phân tích sâu hơn. Một danh sách từ khóa xuất hiện - là các từ khóa xếp hạng của bạn. Có nghĩa là, thông qua chúng, trang web của bạn có lưu lượng truy cập.
Danh sách từ khóa
Lưu ý:
(Not Provided - Không được cung cấp) là tập hợp các từ khóa không phải trả tiền, mà người dùng có thể đã tìm kiếm trên Google trước khi đến trang của bạn.
(Not Set - Chưa được đặt) được sử dụng để nhận xét dữ liệu mà Google Analytics không nhận được thông tin.
Các từ khóa này cũng được gọi là Truy vấn tìm kiếm (Search Query) theo thuật ngữ của Analytics.
Search Query trong Google Analytics
Bạn có thể theo dõi các cụm từ và các trang có các cụm từ khóa này, bằng cách bật tính năng Nâng cao (Advanced).
Tuy nhiên, khối lượng hàng tháng, giá mỗi lần nhấp chuột và độ cạnh tranh cũng được Google Analytics cung cấp, tạo điều kiện thuận tiện cho bạn theo dõi từ khóa.
Ngoài ra, nếu bạn vẫn không thể xem danh sách từ khóa và/hoặc cụm từ, hãy thử tích hợp Google Search Console với tài khoản Google Analytics của bạn.
Tính năng Nâng cao (Advanced) của Google Analytics
3. Tốc độ tải trang
Bạn có biết tốc độ tải cực kỳ quan trọng cho trang web của bạn? Người dùng thường sẽ không chờ trang web tải xong và rời đi, nếu phải chờ quá lâu.
Các chuyên gia cho rằng site speed không nên vượt quá 10 giây. Trên thực tế, bạn càng rút ngắn khoảng thời gian này bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu.
Hãy theo dõi tốc độ trang web trên các nền tảng khác nhau và tiến hành tối ưu nếu cần.
Nhờ vậy, khách truy cập sẽ dễ dàng tương tác với các trang web. Việc này giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và kéo giảm tỷ lệ thoát.
Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang của mình một cách đơn giản, khi theo dõi các chi tiết trên Google Analytics.
Tốc độ tải trang web
4. Tỷ lệ chuyển đổi
Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những SEO KPI thiết yếu mà bạn cần quan tâm theo dõi khi dùng Google Analytics.
Với Google Analytics, bạn dễ dàng theo dõi nội dung và những trang đạt hiệu suất cao nhất trên website.
Có nghĩa là, bạn biết được thời điểm diễn ra việc chuyển đổi, và từ lúc nào có chuyển đổi tối đa. Từ đó, bạn sẽ không gặp khó khăn khi phân tích nội dung đáp ứng thị hiếu của người truy cập.
Ngoài ra, bạn còn biết được nội dung nào có tỷ lệ thoát cao nhất. Ở bước kế tiếp, bạn có thể tìm ra nguyên nhân nhằm cắt giảm tỷ lệ này xuống.
Tỷ lệ chuyển đổi
5. Tỷ lệ thoát trang
Tỷ lệ thoát nằm trong số những yếu tố chính khiến SEO mãi không lên top. Có nhiều lý do gây ra tỷ lệ thoát trang, như:
- Người dùng không tìm thấy điều mình cần nên rời khỏi trang web.
- Trang web không đủ thu hút để người dùng ở lại trang lâu hơn.
- Trang mất quá nhiều thời gian để hiển thị đầy đủ nội dung.
Nếu bạn đo lường thành công trang web dựa trên mức độ tương tác của người dùng và hiệu suất trang web, chắc chắn tỷ lệ thoát cao là một tín hiệu tiêu cực. Hãy cẩn thận xem xét cách bạn đặt mục tiêu trước khi theo dõi tỷ lệ thoát trang.
Tỷ lệ thoát trang
Tạm kết
Khi đánh giá thành công của quá trình làm SEO, phần lớn chúng ta đều chú trọng đến vị trí xếp hạng của trang web trong kết quả tìm kiếm.
Mặt khác, bạn cũng có thể phân tích mức độ hiệu quả của SEO thông qua các số liệu do Google Analytics cung cấp.
Mong rằng các bí kíp về sử dụng Google Analytics để đánh giá SEO, được chia sẻ ở trên sẽ góp phần giúp bạn SEO đạt hiệu quả lâu bền.
(Nguồn: MakeWebBetter)
-
Tags bài viết:
- google-analytics