Làm thế nào để viết content cho website hiệu quả “vi diệu”?
Viết content cho website có phức tạp không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu website content writer cần lưu ý gì để làm việc một cách chuyên nghiệp, hiệu quả.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào đều phải cạnh tranh gay gắt với nhiều đối thủ khác. Kể cả người viết content cho website cũng cần trau dồi nhiều kiến thức, kỹ năng thì mới có thể góp phần vào thành công cho doanh nghiệp.
Thế giới hiện nay đã có gần 16 tỷ trang web được xây dựng trên nền tảng WordPress.
Và chỉ tính riêng WordPress site, hàng tháng có hơn 40 triệu bài viết mới được đăng tải.
Có nghĩa là, trung bình mỗi phút, gần 1000 content được cho ra đời.
Vậy thì, website content writer cần làm gì để đạt hiệu suất công việc tốt nhất?
Bạn sẽ tìm được những gợi ý đắt giá để giải tỏa thắc mắc trên thông qua bài viết này.
Người viết content cho website cần những kỹ năng gì?
Bên cạnh kỹ năng viết content cho website, content writer còn nên trau dồi kỹ năng gì?
Không chỉ cần có khả năng điều chỉnh linh hoạt phong cách khi viết những dạng content khác nhau, content writer còn nên hiểu biết hoặc thậm chí nắm vững những kỹ năng then chốt sau:
Kỹ năng tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO)
Thật kỳ lạ nếu bạn viết content chuẩn SEO nhưng lại không biết gì về SEO, phải không nào?
Google cực kỳ đánh giá cao những bài viết có nội dung tốt.
Thế nên, ngoài việc chứa từ khóa, bài viết còn phải có nội dung đủ sâu sắc và chất lượng, đáp ứng mong muốn của người đọc.
Có hai khía cạnh quan trọng giúp content bạn viết ra được tăng thứ hạng trên search engine, chính là metadata và SERP analysis.
Metadata (Siêu dữ liệu)
Metadata là dạng siêu dữ liệu mà trang web đề cập để search engine hiểu ý nghĩa, tạo điều kiện để Google crawl và index bài viết.
Do đó, bạn nên chú ý khi sử dụng các thẻ heading (H1, H2,...), thẻ tiêu đề (title tag), thẻ mô tả (meta description) và cả các thẻ alt của hình ảnh.
SERP analysis (phân tích bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm)
Là người viết content chuyên nghiệp, bạn cũng nên biết cách tự phân tích, đánh giá kết quả tìm kiếm.
Trước khi bắt đầu viết content cho website, bạn cần xác định từ khóa chính và tham khảo các trang đang xếp hạng cao nhờ từ khóa ấy.
Bước tiếp theo, bạn cần “nhờ cậy” kinh nghiệm và bí kíp riêng của bản thân để chọn ra cách viết hay hơn những trang web ấy.
Sau khi đã ra quyết định, bạn chỉ cần vận dụng hết kỹ năng viết và kiến thức chuyên môn để tạo ra content “chất phát ngất” cho website nữa mà thôi.
Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi
Content writer không nên xa rời các mục tiêu chuyển đổi khách hàng của doanh nghiệp.
Về cơ bản, công việc của content writer là thúc đẩy người dùng điền vào form, đăng ký nhận email tin tức hoặc follow doanh nghiệp trên mạng xã hội.
Mỗi một bài viết của bạn cần phục vụ cho mục tiêu chuyển đổi khách hàng. Mục tiêu này thực sự mang lại lợi ích cho công ty, hơn là việc các trang web được index hoặc thu hút lượng truy cập nhiều hơn trước.
Dựa vào đâu để bạn đánh giá quá trình làm content website của mình?
Bạn đã bao giờ tự đánh giá mức độ hiệu quả bài viết của mình mang lại chưa?
Làm sao để biết được những gì bạn làm trong khoảng thời gian qua đạt kết quả thế nào?
Bạn có thể dựa vào các gợi ý như:
Phản hồi từ bộ phận kinh doanh
Bộ phận kinh doanh là những người thường xuyên và trực tiếp liên lạc với khách hàng của doanh nghiệp.
Họ sẽ lắng nghe những ý kiến đóng góp từ khách hàng đối với bài viết nào đó, rồi chuyển feedback lại cho content writer.
Những feedback chân thực như vậy sẽ giúp bạn hiểu insight và thị hiếu của khách hàng rõ hơn đấy!
Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
Như ở trên đã đề cập, content writer rất cần phải thấu hiểu và hỗ trợ cho các mục tiêu chuyển đổi của doanh nghiệp.
KPI và mục tiêu chuyển đổi trong những giai đoạn khác nhau của phễu bán hàng là những thứ có thể giúp bạn định hình công việc của mình rõ hơn.
Chẳng hạn, ở phần đỉnh phễu, bạn cần đạt được một mức độ chuyển đổi “nhẹ” như ở lượng người theo dõi trên mạng xã hội, lượt đăng ký nhận email hoặc tải ebook của doanh nghiệp.
Còn tại phần đáy của phễu bán hàng, bạn cần đạt được mức độ chuyển đổi “nặng ký” hơn, có giá trị cho việc bán hàng hơn, như việc khách hàng liên hệ với công ty để biết thêm chi tiết về sản phẩm, dịch vụ.
Lượng tương tác của khách hàng
Bất cứ chiến dịch tiếp thị nội dung nào cũng luôn gắn liền với các mục tiêu chuyển đổi. Người dùng có hành động tương tác như thế nào là cơ sở để bạn đạt được ROI.
Mặt khác, bạn cũng muốn theo dõi các thông tin về lead. Đây là những số liệu giúp bạn thấy rõ ràng liệu công việc của mình có đạt thành quả như mong đợi.
Những thông số bạn cần chú trọng bao gồm:
-
Lưu lượng truy cập tự nhiên đến các trang mới hoặc trang được cập nhật
-
Vị trí xếp hạng cho các từ khóa mục tiêu
-
Số trang mỗi phiên
-
Thời gian ở lại web
-
Tỷ lệ mở và tỷ lệ nhấp của email
-
Lượt chia sẻ trên mạng xã hội
-
Lượt tải của báo cáo nghiên cứu hoặc ebook
Top 10 bí kíp cực kỳ hữu ích dành cho content writer
Có lẽ khi làm bất cứ công việc nào và muốn đạt hiệu quả tốt, chúng ta đều cần ứng dụng một số “bí kíp” riêng.
Và đối với nghề viết content cho website, ngay sau đây chúng tôi sẽ mách nhỏ cho bạn 10 mẹo hay, giúp công việc của bạn trở nên chuyên nghiệp và tăng năng suất lên hẳn.
Đầu tiên, bạn rất không nên giữ nguyên một văn phong cho mọi thể loại content mà bạn viết.
Thứ hai, content writer nên hiểu về SEO, ví dụ như cách vận dụng metadata và đánh giá kết quả tìm kiếm.
Content writer không được cho phép bản thân “mù tịt” về SEO
Thứ ba, “đầu vào” cho các bài viết cũng rất quan trọng. Bởi bài viết chứa đựng những thông tin, số liệu đáng tin cậy sẽ giúp ích cho thứ hạng website, đồng thời nhận được phản hồi tích cực hơn từ phía người dùng.
Thứ tư, bài viết trên blog, trang đích và các tài liệu để download của bạn nên chứa đựng nội dung dùng cho mạng xã hội và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Thứ năm, bạn cần hiểu rõ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. Các KPI của bạn nên hướng tới việc giúp website thu hút các khách hàng tiềm năng tương tác.
Thứ sáu, dựa vào KPI, các chỉ số lead và tỷ lệ chuyển đổi, bạn dễ dàng xem xét mức độ thành công của các bài viết của mình.
Thứ bảy, bạn có thể tham khảo bộ nhận diện thương hiệu (brand guidelines) nhằm tìm được nhiều đề tài, giọng văn và phong cách viết content phù hợp cho website của công ty.
Thứ tám, một phương án thiết thực khác để hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, là tham khảo ý kiến từ các chuyên gia. Kiến thức chuyên sâu của họ khiến bài viết của bạn hữu ích và đáng tin cậy hơn, phải không nào?
Thứ chín, thường xuyên tương tác với đội ngũ nhân viên kinh doanh cũng là một ý tưởng thú vị, giúp bạn hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng đọc bài viết của bạn.
Và cuối cùng nhưng không hề kém phần quan trọng, đừng quên thảo luận với các nhân viên kinh doanh về phản hồi của khách hàng đối với những gì bạn viết nhé!
Đến đây, mong rằng các bạn đã biết thêm một số cách tối ưu hóa việc viết content cho website rồi! Chúc các bạn sớm áp dụng thành công những chia sẻ trên nhé!
(Nguồn tham khảo: Castleford)
-
Tags bài viết:
- viet-content-cho-website