Hướng dẫn 8 bước đơn giản nghiên cứu từ khóa làm SEO hiệu quả
Nghiên cứu từ khóa là bước quan trọng đầu tiên trong chiến dịch SEO, hẳn bạn không thể bỏ qua.
Bạn không thể không phân tích từ khóa nếu muốn đạt hiệu quả SEO tốt
Tìm từ khóa SEO thích hợp sẽ định hướng cho nội dung của bạn, cũng như giúp bài viết dễ được người đọc tìm thấy qua các công cụ tìm kiếm.
Muốn biết làm sao để nghiên cứu từ khóa hiệu quả, mời bạn đọc thông tin trong bài viết nhé!
Nghiên cứu từ khóa là gì?
Nghiên cứu từ khóa là hành động phân tích, chọn lọc những từ khóa có giá trị cho việc viết bài chuẩn SEO. Những từ khóa được chọn thường chính là “kim chỉ nam” cho chiến lược tiếp thị nội dung.
Tại sao phải nghiên cứu từ khóa?
Tìm ra từ khóa phù hợp giúp định hướng cho chiến lược content marketing
Việc nghiên cứu từ khóa giúp bạn có thể vạch ra một danh sách từ khóa. Chúng là những từ khóa liên quan tới thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mà khách hàng thường dùng để tìm kiếm.
Thêm vào đó, bạn còn chắt lọc ra được những từ khóa trung bình và từ khóa dài có lượng tìm kiếm không quá nhiều hay ít, để sau này dễ SEO lên top Google hơn.
Các bước nghiên cứu từ khóa
Bạn có thể tìm từ khóa SEO thông qua nhiều cách thức đa dạng.
Tuy nhiên, dù sử dụng cách truyền thống hay dùng công cụ hỗ trợ nghiên cứu phân tích từ khóa, bạn đều trải qua những bước thực hiện cơ bản giống nhau.
Dưới đây là hướng dẫn tuần tự 8 bước nghiên cứu từ khóa hiệu quả và dễ nhớ:
Bước đầu tiên: Tìm hiểu ngách (niche) của bạn
Tìm hiểu ngách (niche)
Trước hết, hãy đào sâu tìm hiểu chủ đề hoặc thị trường ngách của mình. Bạn sẽ khám phá ra những khía cạnh mới mẻ ở chiến lược marketing online nói chung, chiến lược SEO nói riêng và khai thác những ý tưởng đột phá.
Vậy làm thế nào để tìm ra từ khóa ngách? Các gợi ý này có thể giúp ích cho bạn:
- Tìm hiểu các từ hoặc cụm từ được khách hàng hiện hữu dùng để mô tả công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
- Đặt bản thân ở góc nhìn của khách hàng tiềm năng để nghĩ tới những từ mà họ có thể dùng để search.
- Tham gia các diễn đàn và mạng xã hội, nhằm phát hiện ra nỗi đau của khách hàng (pain point) liên quan đến chủ đề hoặc thị trường ngách của bạn.
Bước thứ hai: Xác định mục tiêu
Mục tiêu rõ ràng giúp:
- Tạo lộ trình cụ thể cho chiến lược và kế hoạch thực hiện SEO
- Định hướng nội dung cho bài viết chuẩn SEO
Những từ khóa bạn chọn nên gắn liền với mục tiêu của bạn. Và lý tưởng nhất là chúng được sử dụng cho các phân khúc khác nhau trong phễu content marketing.
Bước thứ ba: Lập danh sách các chủ đề liên quan
Lập danh sách các chủ đề liên quan
Dựa trên lĩnh vực hoạt động chính của thương hiệu và mục tiêu bạn nhắm đến, hãy chia nhỏ chủ đề lớn, tạo thành danh sách nhiều chủ đề mà bạn muốn SEO lên top Google.
Những chủ đề ấy cần đảm bảo tính liên quan và tầm quan trọng đối với doanh nghiệp, đồng thời phù hợp với chân dung khách hàng (buyer persona).
Khách hàng tiềm năng của bạn thường tìm kiếm những dạng chủ đề gì trên công cụ tìm kiếm?
Từ danh mục các chủ đề này, bạn có thể phát triển thành nhiều từ khóa tương thích với mỗi mục.
Bước thứ tư: Tạo danh sách từ khóa hạt giống
Sau khi chia nhỏ danh mục chính thành nhiều chủ đề phụ, bạn đã có thể bắt đầu xây dựng danh sách từ khóa hạt giống.
Các từ khóa ấy cần phải liên hệ tới các chủ đề, và quan trọng hơn là có khả năng được nhiều khách hàng mục tiêu search.
Từ khóa hạt giống hay từ khóa ngắn sẽ làm cơ sở để bạn nghiên cứu từ khóa.
Đồng thời, chúng đóng vai trò xác định thị trường ngách và các đối thủ cạnh tranh cho bạn.
Trên thực tế, việc tìm dạng từ khóa này không hề khó khăn! Bạn chỉ cần mô tả đơn giản về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, và nghĩ tới cách người dùng có thể nhập tìm kiếm trên Google.
Bước thứ năm: Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa thông dụng
Sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa
Có thể bạn đang tự hỏi tại sao không dùng công cụ hỗ trợ tìm từ khóa ngay từ đầu.
Tuy nhiên, rõ ràng việc nghiên cứu search keyword từ quan điểm của doanh nghiệp trước nhất sẽ mang tới nhiều lợi thế cho bạn. Cụ thể là:
- Tránh lan man, “đi quá xa” trong lúc tìm từ khóa
- Có tầm nhìn bao quát hơn cho chiến lược SEO và viết content
Sau các bước xác định chủ đề, mục tiêu và danh sách từ khóa hạt giống, giờ là lúc bạn sử dụng các công cụ để nghiên cứu từ khóa sâu hơn.
Bước thứ sáu: Nghiên cứu xu hướng tìm kiếm của khách hàng
Nghiên cứu xu hướng tìm kiếm của khách hàng
Ngày nay, thuật toán của Google đã biết cách so sánh thuật ngữ tìm kiếm với truy vấn từ người dùng nhằm hiểu được mục đích tìm kiếm.
Mục đích tìm kiếm nghĩa là ý định hoặc nguyên nhân đằng sau việc người dùng mạng truy vấn từ ngữ nào đó.
Nhiều yếu tố thúc đẩy hành vi tìm kiếm của họ. Chẳng hạn như:
- Có phải họ muốn đặt ra câu hỏi để tìm câu trả lời?
- Có phải họ muốn tìm một website cụ thể?
- Có phải họ muốn mua sắm mặt hàng nào đó?
Hãy đặt bản thân mình vào vị trí của khách hàng mục tiêu. Bạn sẽ hiểu suy nghĩ của họ để giải quyết được những thắc mắc về lý do họ search chủ đề và cách họ nhập truy vấn.
Đến đây, bạn có thể sử dụng những thông tin vừa được khai phá ở trên để tinh chỉnh hướng đi tìm từ khóa SEO.
Nhưng vẫn chưa hết! Nếu bạn có được những từ khóa liên quan trực tiếp đến nhu cầu tìm kiếm các đối tượng mục tiêu thì còn tuyệt vời hơn nhiều!
Bước thứ bảy: Xác định từ khóa dài
Xác định từ khóa dài
Từ khóa hạt giống thường ngắn gọn, liên hệ với chủ đề chính hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Trong khi đó, từ khóa dài lại mô tả chi tiết hơn và liên quan mật thiết với chủ đề phụ.
Vì thế, so với từ khóa hạt giống, dùng từ khóa dài để “đánh trúng” ý định search thông tin của khách hàng mục tiêu thì dễ dàng hơn.
Các từ khóa dài có độ tập trung cao tới chủ đề hay sản phẩm nhất định. Nhờ đó, chúng dễ thu hút những khách hàng thực sự quan tâm và tạo ra tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.
Bước thứ tám: “Định vị” đối thủ
Tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh cùng ngành
Chỉ nghiên cứu từ khóa cho riêng thương hiệu của mình là vẫn chưa đủ. Bạn còn nên biết các đối thủ cạnh tranh đang làm gì.
Càng hiểu cặn kẽ về thế giới content trong lĩnh vực của mình, bạn càng thực hiện SEO thành công.
Việc xem xét mức độ cạnh tranh giữa các từ khóa khác nhau cho phép bạn “nhận diện” những từ quá khó để làm SEO.
Hơn nữa, bạn còn có cơ hội tìm ra những từ khóa thích hợp cho doanh nghiệp với độ cạnh tranh từ thấp đến trung bình.
Để đạt được điều này, bạn có thể tìm từ khóa của các đối thủ cạnh tranh, với sự trợ giúp của các công cụ như Keyword Tool Pro,... Bạn chỉ cần thả URL của đối thủ vào ô tìm kiếm. Kết quả sẽ hiển thị tất cả các từ khóa được xếp hạng cao ở website ấy.
Tạm kết
Sau khi thực hiện 8 bước nêu trên, bạn có thể đã thu thập đủ sự thật ngầm hiểu (insight), để bắt tay vào việc phác thảo chiến lược SEO và content.
Dù tạo blog chia sẻ, điều hành công ty hay tiếp thị cho nhãn hàng,... bạn đều cần nghiên cứu từ khóa. Việc này sẽ kích hoạt các hoạt động tiếp thị và sáng tạo nội dung của bạn.
Quá trình tìm từ khóa SEO có thể tẻ nhạt và tốn thời gian. Nhưng bù lại, thành quả của quá trình gian khổ này sẽ đem đến cho bạn nhiều trái ngọt.
(Nguồn tham khảo: Keyword Tool Blog)
-
Tags bài viết:
- Nghien-cuu-tu-khoa