6 căn bệnh nghiêm trọng trên website đánh mất khách hàng mỗi ngày

Phát triển website chính là nhiệm vụ trọng tâm để mở rộng kinh doanh online của một công ty muốn đi đường dài. Đây là cửa hàng/trụ sở trực tuyến trên mảnh đất internet màu mỡ.

Nhưng 6 căn bệnh đặc biệt nghiêm trọng sau đây sẽ làm giảm đáng kể doanh thu của bạn. Đừng để chúng ngấm ngầm hại bạn.

1. Kẻ cuồng bán

Nếu website của bạn không phải là một “trung tâm mua sắm” như Lazada, việc toàn bộ website chỉ có thông điệp kêu gọi mua hàng thực sự gây phản cảm cho khách truy cập.

Trang nào cũng thấy lời mời: “Mua đi! Mua đi! Mua đi!”. Bạn đang spam khách hàng của mình đấy.

Đừng liên tục hét vào tai khách hàng "mua đi" sẽ làm hại kinh doanh online trên website.

Đừng hét liên tục vào tai khách hàng: mua đi!

Dù bạn có là “kẻ cuồng bán” thì cũng cố gắng dấu bớt vào trong. Hãy để cho nội dung bán hàng cư ngụ trên một số landing-page (trang đích) thôi. Còn lại, bạn nên tạo những nội dung mang tính cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn mà không đòi hỏi họ phải: mua, download, trả phí,…

Ví dụ như bạn bán mỹ phẩm, vậy thì hãy phát triển thêm các bài viết về chăm sóc da, cách trang điểm, cách lựa chọn mỹ phẩm theo loại da,…

Mẹo: Bạn có thể gắn các internal link phù hợp để điều hướng nội dung về trang đích. Nhưng nhớ là đừng nhồi nhét quá nhiều, các internal link cần có sự liên quan đến chủ đề bài viết.

Điều này giúp nội dung website phong phú, đa dạng hơn, thu hút được nhiều nhu cầu tìm kiếm thông tin khác nhau (ngoài nhu cầu mua).  Họ sẽ cảm thấy website của bạn có giá trị, tăng khả năng quay lại, khiến họ dần ghi nhớ đến thương hiệu và khi có nhu cầu mua sắm họ sẽ đặt bạn vào trong Top lựa chọn.

2. Tốc độ tải trang chậm như rùa bò

Xét trên khía cạnh cảm tính của chúng ta, ai cũng khó chịu khi một trang web tải quá lâu. Chúng ta không đủ kiên nhẫn để… chờ. Thời gian rất quý giá, chúng ta có quá nhiều thứ để “giải quyết” (cả công việc lẫn cuộc sống gia đình, hay vui chơi giải trí). Họ có thể tự hỏi: còn rất nhiều website khác cung cấp sản phẩm cùng loại, tại sao tôi lại phải chờ?

Tốc độ tải trang quá lâu sẽ ngăn cản khách hàng tiếp tục hành vi trên trang của bạn.

Tốc độ tải trang quá lâu sẽ ngăn cản khách hàng tiếp tục hành vi trên trang của bạn.

Bạn và đối thủ không chỉ phải cạnh tranh về sản phẩm, cuộc chơi bây giờ còn tính trên cạnh tranh về cả thời gian.

Không nói theo cảm tính nữa, tiếp sau đây là sự thật chứng minh tác động của tốc độ tải trang.

  • Theo nghiên cứu của Akamai: có 47% người được khảo sát muốn tốc độ tải trang không vượt quá 2 giây.
  • Theo nghiên cứu của Mobify: bạn sẽ đánh mất 57% người dùng nếu tốc độ tải trang hơn 3 giây.
  • Tốc độ tải trang chỉ cần giảm đi 0.1 giây, Amazon đã mất đi 1% doanh thu.
  • Theo báo cáo của Google: tốc độ tải trang cứ chậm thêm 0.5 giây sẽ đánh mất 20% traffic.

 

Một số nguyên nhân gây ra sự chậm chạp khi tải trang như:  mã HTLM quá nặng, có nhiều hiệu ứng, nhiều ảnh có kích thước lớn và nặng,…  Để tối ưu tốt nhất, bạn nên nhờ đến người lập trình web để cải thiện.

3. Không thân thiện với thiết bị di động

Website của bạn có vận hành tốt trên thiết bị di động?

Website của bạn có vận hành tốt trên thiết bị di động?

Website hiển thị trên máy tính bàn rất mượt mà và đẹp mắt. Nhưng trên thiết bị di động lại “dở chứng”: hình ảnh bị mất một phần, các thành phần hiển thị đè lên nhau, tốc độ tải chậm,… Những vấn đề này sẽ khiến khách hàng cảm thấy rối mắt, khó tương tác trên giao diện web,… và do đó họ rời bỏ bạn.

Để kiểm tra xem website có thân thiện với mobile không, bạn xem hướng dẫn trong bài viết sau: Hướng dẫn các "ông chủ" cách tự kiểm tra sức khỏe website định kỳ

4. Website không chuẩn SEO

Website không chuẩn SEO khiến bạn rất khó khăn để tiếp tận khách hàng trên Google.

Website không chuẩn SEO khiến bạn rất khó khăn để tiếp tận khách hàng trên Google.

Chính xác thì vấn đề này gây ảnh hưởng từ giai đoạn người dùng chưa vào website. Website chuẩn SEO sẽ giúp bạn có cơ hội được Google xếp vị trí đẹp trên kết quả tìm kiếm (trang nhất).

Website không chuẩn SEO gây thiệt hại lớn cho bạn: đánh mất cơ hội tiếp cận hàng ngàn khách hàng tiềm năng.

Nếu bạn chưa biết hết về giá trị của SEO, hãy tìm hiểu ngay bây giờ: SEO là gì? "Lột trần" sự thật về SEO dành cho chủ website

5. Rườm rà trong bước thanh toán online

Phải đăng nhập mới có thể thanh toán, phải tốn tới 3 lần load trang cho một quy trình thanh toán online, có quá nhiều thông tin bắt buộc phải khai báo,…

Có thể bạn muốn lấy thông tin khách hàng, tăng tính bảo mật,… Nhưng, hãy chú ý đến trải nghiệm nhanh chóng – tiện lợi – dễ dàng cho khách hàng. Cũng tương tự như tốc độ tải trang, sự rườm rà trong khâu thanh toán online càng tăng thì khả năng thoát trang giữa chừng trước khi thanh toán càng cao.

Quy trình thanh toán online của bạn có thực sự nhanh chóng?

Quy trình thanh toán online của bạn có thực sự nhanh chóng?

Bạn nên tinh giản quy trình thanh toán lại chỉ thông qua 2 trang: 1 trang cung cấp thông tin, 1 trang xác nhận thanh toán.

Sau khi quy trình thanh toán thành công, lúc này bạn có thể hỏi họ có muốn tạo tài khoản để thuận tiện cho những lần thanh toán sau không. Nếu bạn đưa bước này thành yêu cầu phải có trong quy trình thanh toán, một số khách hàng không muốn tạo tài khoản sẽ bỏ đi. Đừng ràng buộc họ quá nhiều.

6. Những con số lỗi lầm

Những con số cho thấy website đang gặp phải lỗi nào đó.

Những con số cho thấy website đang gặp phải lỗi nào đó.

Khi người dùng truy cập vào trang của bạn, nội dung trang không hiện ra mà được thông báo bằng các lỗi kèm theo con số như:

  • 500 – Internet Server Error
  • 502 – Bad Gateway
  • 504 – Server is unavailable
  • 508 - Resource Limit is Reached

Không thấy nội dung trang thì chắc chắn rằng bạn đánh mất 100% người truy cập. Họ không thấy bạn ở đâu cả, họ không nghe thấy bạn nói gì cả, họ sẽ đi tìm nơi khác giải đáp nhu cầu thông tin cho họ. Càng đau đớn hơn nếu những lỗi này xảy ra trên landing-page, địa điểm bán hàng trực tiếp của bạn biến mất.

Đây là những lỗi liên quan đến kỹ thuật, hãy yêu cầu đội lập trình/quản trị web giải quyết càng sớm càng tốt.

 

Để đảm bảo kinh doanh online cũng như phát triển website ngày càng lớn mạnh, hãy phòng ngừa hoặc chữa trị ngay 6 căn bệnh nghiêm trọng trên website khiến bạn đánh mất khách hàng mỗi ngày ngay từ hôm nay.

 

 

>>> Chủ website và marketer cần biết:

  • Share on :

Có thể bạn cũng thích