Google Analytics: công cụ giúp phát triển kinh doanh online trên website
Google Analytics là một công cụ mạnh mẽ trong đo lường số liệu website. Nếu bạn biết cách “giao tiếp” với những con số này, kinh doanh online trên website của bạn sẽ ngày càng lớn mạnh với sự tăng trưởng của khách ghé thăm và doanh thu.
Đây là những con số biết nói, hãy lắng nghe xem chúng truyền tải thông điệp gì đến bạn nhé.
1. Các số liệu về đối tượng
Các số liệu tổng quan về đối tượng trên Analytics.
Hãy nhìn biểu đồ đường về số người dùng qua mỗi ngày, bạn có thể thấy lượng traffic lên – xuống theo một chu kỳ khá ổn định.
Lượng người truy cập tăng vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, và giảm hẳn vào hai ngày cuối tuần: thứ 7, chủ nhật. Điều này cho thấy có hai vấn đề cần lưu ý:
- Người dùng thường dành thời gian quan tâm đến nội dung website của bạn vào các ngày từ thứ 2 đến thứ 6.
- Các hoạt động marketing online nhằm dẫn traffic về website được đẩy mạnh vào các ngày trong tuần và giảm bớt hoặc không thực hiện vào hai ngày cuối tuần.
Đọc tỷ lệ người dùng mới – cũ trên Google Analytics.
Hãy chủ ý đến tỷ lệ người dùng mới – cũ, nếu website của bạn mới được tạo, mục tiêu kinh doanh online của bạn cần tăng người dùng mới. Giống như một sản phẩm mới được tung ra thị trường, chưa có người dùng nên mục tiêu kinh doanh là tạo nhận biết và tăng người dùng mới.
Sau một thời gian “có tiếng” trên thị trường, lúc này nếu tỷ lệ người dùng trở lại website thấp thì bạn cần dừng lại xem xét. Một số lý do phổ biến khiến người dùng không quay lại với bạn:
- Nội dung website: không hấp dẫn, không cung cấp thông tin bổ ích cho người dùng, không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh,...
- Tốc độ load trang chậm
- Giao diện website không thân thiện với mobile
- Người dùng không nhớ bạn
…
Tất cả những yếu tố trên đều liên quan tới trải nghiệm người dùng trên website của bạn. Website của bạn đã lâu đời nhưng tỷ lệ người dùng trở lại thấp? Hãy tìm nguyên nhân ngay!
Ví dụ, với các lỗi liên quan tới nội dung, tốc độ website, giao diện website, bạn cần cải thiện chúng. Còn người dùng không nhớ website để chủ động quay lại, bạn hãy xem xét lại domain đã dễ nhớ chưa và cân nhắc sử dụng remarketing.
Các số liệu liên quan tới phiên và xem trang trên Google Analytics.
1 phiên được tính kể từ lúc bắt đầu vào website cho tới lúc thoát khỏi website. Nếu bạn dừng tại một trang (không thoát khỏi website) và đi ăn trưa chẳng hạn, 31 phút sau bạn quay lại sẽ được tính là một phiên mới (khoảng cách giữa hai phiên là 30 phút).
Các số liệu liên quan tới phiên và xem trang thấp chứng tỏ người dùng không mấy mặn mà với website của bạn. Và các nguyên nhân cũng thường liên quan tới nội dung, tốc độ website, tính thân thiện với thiết bị di động, quảng cáo trên trang,…
Xem tỷ lệ thoát trên Google Analytics.
Tỷ lệ thoát còn tùy thuộc vào từng lĩnh vực kinh doanh online để đánh giá, ví dụ như lĩnh vực game thường có tỷ lệ thoát 30% – 40%.
Bạn đừng chỉ dùng con số này để đánh giá hiệu quả website. Bởi có thể người dùng bị nhầm lẫn trong nội dung quảng cáo hoặc nội dung mô tả và dĩ nhiên họ sẽ thoát ra vì đây không phải nội dung họ muốn xem. Hoặc một trường hợp khác: người dùng đọc một trang duy nhất trên website của bạn, nó đã thỏa mãn những gì họ muốn tìm hiểu và sau đó họ thoát khỏi website.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy tỷ lệ thoát của website quá cao, hãy cố gắng giảm xuống càng thấp càng tốt. Một khi đã “dẫn” người dùng vào website, chẳng ai muốn họ thoát ra ngay mà sẽ tiếp tục đi đến các trang khác và tiến đến hành động “móc hầu bao”.
Vì thế, hãy cải thiện chất lượng nội dung, đặt những tiêu đề hấp dẫn và đặc biệt là khéo léo dẫn dắt người dùng bằng các internal link phù hợp. Bên cạnh đó cũng nên chú ý tới khi đặt liên kết bên ngoài trên website thì nhớ để chuyển trang trên tab mới.
Số liệu nhân khẩu học trên Google Analytics.
Báo cáo về nhân khẩu học giúp bạn biết mình đã “đánh” trúng đối tượng mục tiêu của mình chưa. Tùy theo độ tuổi và giới tính mà website bạn phục vụ mà content sẽ có phong cách khác nhau.
Ví dụ với đối tượng mục tiêu là các em gái tuổi teen, bạn cần sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh theo xu hướng trẻ trung, nhí nhảnh và “hợp mốt”.
Số liệu về vị trí địa lý của người dùng trên Google Analytics.
Số liệu này cực kỳ quan trọng đối với kinh doanh online trên website. Bạn sẽ đánh giá được đối tượng quan tâm đến sản phẩm của bạn chủ yếu tập trung ở đâu. Từ đó bạn sẽ có kế hoạch từ khóa cho SEO website và các chương trình marketing vào đúng đối tượng ở nhựng khu vực này.
Số liệu về trình duyệt mà người dùng sử dụng được đo trên Analytics.
Hãy xem trình duyệt nào có số liệu bất thường so với các trình duyệt khác.
Ví dụ như ở hình trên, trình duyệt Opera có tỷ lệ thoát cao bất thường. Bạn kiểm tra lại xem có đoạn Javascript nào bị lỗi với trình duyệt Opera không. Nhiều khi lập trình viên của bạn không chú ý đến những trình duyệt này.
Các số liệu về thiết bị mà người dùng sử dụng được đo trên Google Analytics.
Bạn cần lưu ý đến các loại thiết bị và đánh giá xem website có hoạt động tốt trên các loại thiết bị hay không. Ví dụ như cách hiển thị hình ảnh, nút kêu gọi hành động,… nếu chưa được tối ưu sẽ dẫn đến kết quả không như mong đợi.
2. Các số liệu về Kênh/Nguồn/Phương tiện truy cập
Số liệu về kênh truy cập được đo trên Google Analytics.
Dựa vào báo cái về Kênh/Nguồn truy cập, bạn sẽ biết mình đang làm marketing hiệu quả trên kênh/nguồn nào và chưa hiệu quả ở đâu để có kế hoạch đầu tư cho từng kênh online. Muốn xem báo cáo chi tiết của từng kênh, bạn chỉ cần click vào tên kênh (chữ màu xanh).
Báo cáo chuyển đổi từ các mạng xã hội được đo trên Google Analytics.
Thực chất các số liệu về mạng xã hội cũng đã nằm trong báo cáo về kênh/nguồn truy cập. Nếu bạn muốn xem riêng báo cáo về hiệu quả của các mạng xã hội, hãy tìm đến các mục trong Xã hội như hình trên.
Ngoài ra, bạn còn có thể xem các số liệu được đo từ Adwords, các từ khóa được người dùng search tại Search Console, và biết được hiệu quả từ những chiến dịch cụ thể thông qua sử dụng link UTM.
3. Các báo cáo cần xem khác
Xem báo cáo về hành vi người dùng trên Google Analytics.
Xem báo cáo về chuyển đổi trên Google Analytics.
Những báo cáo quan trọng khác mà bạn cần xem:
- Luồng hành vi: giúp bạn biết người dùng đi từ trang nào đến trang nào. Từ báo cáo này, bạn có thể điều chỉnh các điều hướng link nội bộ để người truy cập đi theo đúng luồng bạn mong muốn.
- Nội dung trang web: báo cáo này giúp bạn biết những nội dung nào trên website được nhiều người quan tâm. Từ đó, bạn sẽ có kế hoạch xây dựng nội dung hiệu quả hơn.
- Mục tiêu: bạn muốn biết những hành động của khách hàng tiềm năng mà bạn mong đợi (thanh toán online, tải tài liệu, đăng kí tài khoản,…)? Để xem và đánh giá mức độ chuyển đổi mục tiêu thế nào, bạn cần cài đặt mục tiêu trong Analytics. Sau đó hãy vào mục CHUYỂN ĐỔI -> Mục tiêu.
Ngoài những chức năng được trình bày ở trên, bạn còn có thể khai thác sâu hơn nữa. Hãy tận dụng Google Analytics để phát triển kinh doanh online trên website ngày một hiệu quả hơn.
Nếu đang đầu tư SEO cho website, bạn không chỉ cần xem báo cáo trên Google Analytics, bạn còn cần xem báo cáo biến động thứ hạng từ khóa. Và đây là bài viết đầy đủ về báo cáo SEO dành cho chủ website: Báo cáo SEO: chủ website cần xem những gì?
>>> Chủ website và marketer cần biết:
-
Tags bài viết:
- google-analytics
- kinh-doanh-online
- phat-trien-website