Dù traffic website nhiều, tại sao tôi vẫn không bán được hàng?

Traffic website nhiều chứng tỏ bạn đã thành công trong việc tiếp cận đến nhiều khách hàng. Trong đó, có thể nói SEO website đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bước tiếp cận này. Tuy nhiên, giữa tiếp cận và thuyết phục mua hàng còn kéo dài cả một quãng đường.

Trên quãng đường này, có thể website của bạn mắc phải những lỗi sau khiến khách hàng đột ngột thoát ra ngoài mà chưa mua gì!

1. Sản phẩm chưa “đánh đúng” nhu cầu của khách hàng

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ là điều cốt lõi và quan trọng đối với một môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt như ngày nay.

Dù công việc kinh doanh có phát triển trong thời gian đầu, nhưng xét về sự phát triển kinh doanh lâu dài nếu chất lượng không được đảm bảo bạn sẽ bị đối thủ khác đè bẹp.

Làm sao để "đánh đúng" nhu cầu khách hàng khi bán hàng online?

Làm sao để "đánh đúng" nhu cầu khách hàng khi bán hàng online?

Hãy thử áp dụng 3 bước sau để “đánh đúng” nhu cầu khách hàng của bạn:

Bước 1: về mặt chất lượng, ít nhất hãy đảm bảo những chức năng cơ bản đối với loại sản phẩm của bạn.

Ví dụ: bạn kinh doanh quạt điện, hãy đảm bảo rằng chiếc quạt bạn tạo ra tạo ra gió mát, an toàn về điện và không gây tiếng ồn.

Bước 2: tìm và phát triển một đặc điểm khác biệt so với các đối thủ.

Tiếp tục với ví dụ quạt điện, bạn nghiên cứu ra sản phẩm giúp tiết kiệm 30% điện năng so với các sản phẩm trên thị trường.

*Mẹo: không phải lúc nào doanh nghiệp cũng có thể nghiên cứu và cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngay lập tức. Trước mắt, bạn có thể thay đổi thông điệp. Ví dụ: thay vì bạn nói đến một chiếc quạt giúp tạo ra gió (thông điệp quá bình thường và không có gì nổi bật), bạn có hãy tìm ra những lợi ích ngầm mà khách hàng mong muốn. Đó có thể là:  Nhà mình mát, bữa cơm ngon (không gian mát mẻ, bữa cơm thêm ngon miệng). Hoặc: Quạt chạy êm cho giấc ngủ mượt.

Bước 3: nói cho khách hàng biết bằng cách truyền thông. Đặc biệt, nếu bạn là doanh nghiệp nhỏ thì hãy tận dụng marketing online để tiết kiệm chi phí.


Hãy nhớ:

Truyền thông tốt sẽ giúp khách hàng biết đến và vào website của bạn.

Còn sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, họ sẽ mua và trung thành với bạn.


 

2. Từ khóa lên Top Google nhưng không nhắm trúng đối tượng sẵn sàng chi tiền

 

Từ khóa lên Top Google nhưng không nhắm trúng đối tượng chi tiền.

Từ khóa lên Top Google nhưng không nhắm trúng đối tượng chi tiền.

Nói cách khác từ khóa của bạn không có tỷ lệ chuyển đổi cao. Nếu nó thu hút nhiều traffic nhưng không có tác dụng bán hàng trực tiếp, thì có thể từ khóa lên Top Google của bạn là loại từ khóa thông tin.

Khách hàng dùng loại từ khóa thông tin trong tìm kiếm thường chưa có nhu cầu mua hàng, họ chỉ đang dừng lại ở mức độ tăng thêm hiểu biết về vấn đề của họ mà thôi.

Vì thế, traffic website về nhiều nhưng chưa chắc kinh doanh online cũng tăng lên như chỉ tiêu bạn đã đặt ra. Một chiến lược SEO và quản lý thứ hạng từ khóa đúng đắn, khôn ngoan mới đem về lợi ích toàn diện.

Để hiểu kĩ và sâu hơn về các loại từ khóa, bạn nên nghiêm cứu bài viết sau:

► Nên SEO những loại từ khóa nào để website tăng trưởng toàn diện?

3. Chưa tạo lối đi nội dung dẫn đến click “mua”

Bạn đã có "lối đi" nội dung dẫn đến click mua hàng online?

Bạn đã có "lối đi" nội dung dẫn dắt khách hàng thực hiện mua hàng online?

Website cũng giống như một người bán hàng. Đầu tiên là tiếp cận, sau đó là trình bày – thuyết phục, cuối cùng là chốt đơn hàng.

Bước tiếp cận có thể nhờ vào các giải pháp marketing online khác như: SEO, Adswords, Email marketing,… nhằm dẫn traffic về.

Khi khách hàng tiềm năng của bạn đã bước vào website, họ chưa mua ngay đâu! Họ sẽ dạo chơi một vòng, thậm chí là mấy vòng trong đó. Tới đây, nhiệm vụ của content marketing cực kì quan trọng. Các bài viết trên website phải độc đáo, hấp dẫn cũng như góp phần xây dựng lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm của bạn.

Đồng thời, các link liên kết nội bộ (internal link) cần được đặt khéo léo và phù hợp vào trong bài để người đọc tiếp tục thực hiện click. Nếu không, rất có thể họ sẽ thoát khỏi website khi chưa đi đến bước cuối cùng: mua hàng. Và kế hoạch “dẫn dắt” bị đứt quãng giữa đường, bạn lại đánh mất một cơ hội tăng doanh thu.

Bạn cần nghiên cứu thiết kế nội dung trên trang web một cách hấp dẫn và logic, có kế hoạch content nghiêm túc. Đừng viết cho có hay viết tùy hứng nhé!

4. Dịch vụ hỗ trợ khách hàng kém

Thử tưởng tượng bạn là người đang có dự tính mua hàng, bạn nhắn tin cho admin trang web để hỏi một số thắc mắc. Rất tiếc chờ cả ngày cũng không có ai trả lời. Bực mình sẽ dẫn đến khả năng cao bạn tìm qua nhà cung cấp khác.

Bán hàng online cần dịch vụ khách hàng tốt.

Giữ lấy khách hàng của bạn bằng các dịch vụ hỗ trợ tốt.

Các dịch vụ hỗ trợ khách hàng như: tổng đài tư vấn, tư vấn online, dịch vụ giao hàng, dịch vụ thanh toán,… ảnh hưởng rất lớn tới sự hài lòng của khách hàng. Bạn cần chú ý phản hồi nhanh chóng, thể hiện sự quan tâm đến vấn đề của khách, tạo sự thuận tiện nhất trong các phương thức thanh toán và nhận hàng.

Kết luận

Traffic website nhiều là một dấu hiệu tích cực cho thấy bạn đang làm tốt công việc thu hút, gây sự chú ý đến nhiều người. Tuy nhiên, không bán được hàng lại là vấn đề đáng báo động trong sự thuyết phục mua. Hãy kiểm tra xem có “lỗ hổng” nào đang khiến khách hàng của bạn đột ngột thoát khỏi trang web khi chưa thực hiện thanh toán.

 

 

>>> Chủ website và marketer cần biết:

  • Share on :

Có thể bạn cũng thích